Máy hút chân không quần áo chỉ là tên gọi chung, trong đó nó có nhiều loại máy khác nhau để đáp ứng các yêu cầu đóng gói ép chân không khác nhau, phụ thuộc vào sản phẩm cần ép chân không của bạn. Trong bài viết này Khôi Minh sẽ giới thiệu đến bạn Các loại máy ép chân không quần áo, ưu nhược điểm cũng như phạm vi sử dụng của từng loại để bạn dễ hình dung.

Đây là thiết bị hút chân không quần áo nhỏ gọn, dễ sử dụng, thích hợp cho gia đình. Phổ biến nhất của dòng máy hút chân không quần áo mini là những thiết bị bơm hút chân không cầm tay 2 chiều. Nó có 1 quạt ly tâm có thể quay đảo chiều phục vụ 2 chức năng: hút không khí hoặc bơm căng khí. Có thể là bơm chân không dùng điện hoặc loại bơm hút chân không thủ công.

Một số mẫu máy phổ biến trong dòng này:

  • Máy hút chân không quần áo Lock&Lock.
  • Máy hút chân không quần áo Điện máy Xanh.
  • Máy hút chân không quần áo của Nhật.

Ưu điểm:

  • Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển và sử dụng.
  • Giá thành thấp hơn so với các loại máy khác.
  • Đa năng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như hút chân không quần áo, thực phẩm, hoa khô, v.v.
  • Công suất hút chân không tốt, đáp ứng nhu cầu bảo quản của hầu hết người dùng.

Nhược điểm:

  • Tuổi thọ không cao như các loại máy khác.
  • Không cầm tay sử dụng liên tục được do máy rất nhanh nóng.
  • Không có chức năng hàn miệng túi. Muốn sử dụng được thì phải dùng loại túi hút chân không đựng quần áo, chăn màn chuyên dụng có van hút.
  • Công suất hút chân không nhỏ, không thể hút được các túi chứa không khí nhiều hoặc kích thước lớn.
  • Không phù hợp để ép chân không cho chăn gối, nệm.
  • Cần sử dụng pin hoặc cắm điện để hoạt động.

Đây là những máy đóng gói quần áo, chăn màn, mền gối (hay còn gọi là máy hút chân không vòi ngoài, máy hút chân không đứng) được sử dụng phổ biến trong các tiệm giặt là, hoặc xưởng may quần áo.

Loại này sử dụng động cơ hút chân không công suất lớn để hút kiệt không khí trong túi. Có chức năng hàn miệng túi sau khi hút hết không khí bên trong túi đựng quần áo.

Máy này sử dụng buồng chân không hoặc vòi hút ngoài để hút không khí trong túi đựng quần áo sau đó hàn mép túi.

Ưu điểm:

  • Công suất hút chân không mạnh mẽ, có thể hút được các túi chứa không khí nhiều hoặc kích thước lớn.
  • Tuổi thọ cao, thích hợp cho việc sử dụng lâu dài.
  • Đa năng, có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như hút chân không quần áo, thực phẩm, hoa khô, v.v.
  • Có nhiều chức năng bổ sung như hàn miệng túi riêng, bơm căng túi, v.v.

Nhược điểm:

  • Kích thước lớn, chiếm diện tích không gian khi lưu trữ và sử dụng.
  • Không ép chân không được cho chăn nệm.
  • Giá thành cao hơn so với máy hút chân không cầm tay.
  • Cần cắm điện để hoạt động.

3. Máy ép chân không chăn nệm, gối

Loại máy đóng gói chân không chăn gối, nệm (đệm) này hiện được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy sản xuất chăn gối, nệm. Lực ép lớn, kích thước bàn ép tùy chỉnh dễ dàng theo kích thước chăn, nệm cần đóng gói.

Đặc điểm của máy hút chân không cho chăn đệm là nó không sử dụng động cơ hút chân không để hút không khí ra khỏi tứi đựng chăn nệm. Máy sẽ sử dụng bàn ép với các piston khí nén (hoặc thủy lực) để ép đẩy không khí bên trong túi ra ngoài, sau đó hàn miệng túi. Vì vậy máy có cấu tạo và kích thước khá lớn so với 2 loại máy ở trên.

Ưu điểm:

  • Lực ép chân không lớn, phù hợp để đóng gói chân không chăn nệm.
  • Có thể sản xuất tùy chỉnh theo yêu cầu để phù hợp với nhiều kích thước chăn nệm.
  • Phù hợp với nhiều loại túi hút chân không với kích thước và chiều dày khác nhau.

Nhược điểm:

  • Kích thước lớn, chiếm diện tích không gian khi lưu trữ và sử dụng.
  • Giá thành cao nhất so với 2 loại máy ở trên.
  • Cần có máy nén khí để sử dụng cho các piston, xilanh khí nén.
  • Không sử dụng đa năng để đóng gói chân không được cho các sản phẩm khác như thực phẩm, hoa quả,…