Chất có nhiệt độ sôi cao nhất sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau: Ankan < ete < ancol. Để có thể xác định được chất có nhiệt độ sôi cao nhất, hay tham khảo ví dụ dưới đây

Ví dụ:

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất?

  1. C2H5OH.
  2. CH3OC2H5
  3. C3H8.
  4. CH3OH.

Đáp án Đúng là đáp án 1

Giải thích: Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì nhiệt độ sôi của các chất sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau: Ankan < ete < ancol. Do vậy nhiệt độ số của các chất trên sẽ là như sau  C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH <  C2H5OH.

Theo lý thuyết thì trong cùng một dãy đồng đẳng Ancol, phân tử khối của chất nào càng lớn thì nhiệt  độ sôi càng cao vậy nên CH3OH < C2H5OH. Vậy chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH.

Để có thể dễ dàng so sánh được nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ trên, chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung sau nhé.

So sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ

Như chúng ta cũng đã biết chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH để có thể dễ dàng so sánh được nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ trên, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • B1: Phân loại các chất ion hay cộng hóa trị.
  • B2: Phân loại các chất có liên kết hidro.
  • B3: So sánh các chất có trong cùng 1 nhóm.
  • B4: Đưa ra kết luận.

Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng tới chính nhiệt độ sôi của các chất đó là: Khối lượng phân tử, hình dạng phân tử và liên kết hidro.

  • Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi sẽ càng cao. (Khối lượng phân tử)
  • Phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ số sẽ càng thấp hơn so với những phân tử mạch không phân nhánh. (Hình dạng phân tử)
  • Các liên kết được hình thành từ giữa các phân tử khác nhau mang điện tích (+) và các phân tử mang điện tính (-). Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi của chất đó càng cao. (Liên kết Hidro)

Để có thể dễ dàng so sánh được nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ trên ta dựa vào các bước trên để thực hiện:

  • Nhiệt độ sôi của các chất sẽ theo thứ tự ankan < ete < ancol. Do đó nhiệt độ sôi của các chất sẽ được sắp xếp C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH < C2H5OH.
  • CH3OH < C2H5OH, 2 chất này cùng nằm trong một dãy đồng đẳng, phân tử khối của chất nào càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao. Thế nên chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH.
  • C2H5OH có nhiệt đội sôi 78,39 độ c. CH3OH sôi ở nhiệt độ 64,7 °C

Nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi của chất

Dưới đây là một số Nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi của chất mà bạn có thể tham khảo:

  • Hai hợp chất phải có cùng một khối lượng hoặc khối lượng phải xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hidro bền vững hơn thì sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
  • Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân CIS sẽ có nhiệt độ cao hơn đồng phân TRANS. Tại sao lại như vậy, đó là vì mô men lưỡng cực. Đồng phân CIS sẽ có mô men lưỡng cực khác 0 còn đồng phân  TRANS sẽ có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc cũng có thể nhỏ hơn mô men lưỡng cực của đồng phần CIS.
  • Hai hợp chất có cùng kiểu liên kết Hidro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn thì sẽ có độ sôi cao hơn.
  • Hai hợp chất phải có cùng một khối lượng hoặc khối lượng phải xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên liên kết ion thì sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.
  • Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc với phân tử lớn hơn thì sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

Ứng dụng của C2H5OH và CH3OH trong lĩnh vực môi trường

Trong xử lý nước thải, việc bổ sung nguồn cacbon là vô cùng quan trọng, thường thì kỹ sư môi trường sẽ thêm Mật gỉ đường vào để tăng lượng cacbon trong nước thải. Giúp cân bằng các hợp chất có trong nước, giúp vi sinh vật có thể dễ dàng xử lý các chất như Amoni hay photpho.

Tuy nhiên do mật gỉ đường làm nước thải có màu, nên ít người sử dụng. nếu dùng phải thêm công đoạn khử màu cho nước thải.

Nên hiện nay người ta chủ yếu sử dụng cồn công nghiệp CH3OH để bổ xung nguồn cacbon cho nước thải, khi nước thải cần bổ xung dinh dưỡng

Ưu điểm của cồn công nghiệp CH3OH là giá thành rẻ, dễ mua, dễ sử dụng. bổ xung nguồn cacbon cao nhất trong tất cả các loại chất.

Green Star

Green Star là công ty môi trường đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường - xử lý nước thải, Green Star chuyên tư vấn thiết kế các công trình xử lý môi trường.

Đăng nhập